HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA ( MÁY TỰ ĐỘNG )

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA ( MÁY TỰ ĐỘNG )
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA ( MÁY TỰ ĐỘNG )

Điều hoà ô tô: Kinh nghiệm sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa

Điều hoà Ô TÔ một loại thiết kế giúp thay đổi nhiệt độ trong cabin xe theo nhu cầu của người dùng. Điều hoà ô tô thông thường có 2 loại. Loại 1 chiều chỉ có khả năng làm lạnh (còn gọi là máy lạnh). Loại 2 chiều vừa có khả năng làm lạnh, vừa có thể sưởi ấm. Đa phần các dòng xe ô tô hiện nay sử dụng loại điều hoà 2 chiều.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động điều hòa ô tô


Hệ thống điều hoà ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như các loại điều hoà nhà ở. Điều hoà ô tô vận hành theo nguyên lý đưa gas lạnh lần lượt đi qua các bộ phận để thay đổi áp suất, nhiệt độ và tính chất của gas lạnh, để cuối cùng khiến có thể gas lạnh toả ra hơi lạnh và đưa vào cabin xe nhằm hạ nhiệt độ trong xe.

Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí trên ô tô gồm các bộ phận và nguyên lý hoạt động như sau:

Lốc điều hoà

Lốc điều hòa ô tô  (máy nén, lốc nén) là bộ phận đảm nhận công đoạn đầu tiên trong quá trình tạo ra hơi lạnh. Lốc điều hoà ô tô có nhiệm vụ giúp nén môi chất lạnh từ áp suất thấp chuyển thành áp suất cao rồi chuyển đến dàn nóng. Lốc điều hoà được dẫn động bởi động cơ. Khi người dùng bật điều hoà thông qua công tắc A/C trên bảng điều khiển, lốc điều hoà sẽ khởi chạy.

Dàn nóng

Dàn nóng (dàn ngưng) điều hoà ô tô có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ thể hơi sang thể lỏng áp suất cao, rồi chuyển đến van tiết lưu. Dàn nóng còn có vai trò tản nhiệt, làm mát, giải phóng nhiệt độ cho môi chất lạnh.

Phin lọc ga

Phin lọc ga điều hòa ô tô (bộ lọc khô, bầu ngưng) có nhiệm vụ lọc bỏ hơi ẩm và tạp chất có trong môi chất lạnh trước khi được chuyển đến van tiết lưu từ dàn nóng.

Van tiết lưu

Van tiết lưu điều hoà ô tô có 2 nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thứ nhất là làm cho môi chất lạnh từ dạng lỏng áp suất cao (từ dàn nóng) chuyển thành nhiệt độ thấp và áp suất thấp. Nhiệm vụ thứ hai là điều chỉnh lượng môi chất phun vào dàn lạnh phù hợp với nhiệt độ xe.

Dàn lạnh

Dàn lạnh (dàn bốc hơi) điều hoà ô tô có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ đột ngột của môi chất lạnh (được đưa đến từ van tiết lưu). Điều này khiến môi chất lạnh toả ra hơi lạnh.

Quạt gió

Quạt gió điều hoà (quạt lồng sóc) có nhiệm vụ thổi hơi lạnh từ dàn lạnh vào cabin xe ô tô.

Gas điều hoà

Gas điều hòa ô tô (ga điều hoà, môi chất lạnh) tuy không phải là một bộ phận nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong cả quá trình hoạt động của điều hoà ô tô. Gas điều hoà có nhiệm vụ trao đổi nhiệt khi tuần hoàn. Khi nó bay hơi nó sẽ giúp nhận nhiệt, nhờ đó mà nhiệt độ trong cabin xe được hạ thấp. Khi nó hoá lỏng nó sẽ giải phóng nhiệt.

Trong quá trình sử dụng nên linh hoạt để tuỳ chỉnh các chế độ phù hợp.

 

Một số cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả và tiết kiệm:

Bật điều hoà sau khi nổ máy xe để tránh làm hao điện ắc quy, cũng như để cabin có thời gian hạ nhiệt, thông thoáng hơn sau thời gian xe bị đóng kín cửa.

Tắt điều hoà trước khi tắt động cơ giúp tránh hao điện ắc quy, tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt tránh việc dàn lạnh bị tụ ẩm do nhiệt độ tăng cao vì đột ngột xe tắt máy, đóng cửa.

Chọn chế độ lấy gió điều hoà phù hợp. Nên chọn lấy gió ngoài khi xe vừa nổ máy, xe chạy ở khu vực không khí trong lành, xe chạy hành trình dài (để đảm bảo cabin đủ oxy)… Nên chọn lấy gió trong khi xe chạy ở khu vực nhiều khói bụi ô nhiễm, khi chạy xe trời mưa, trời độ ẩm cao…

Kết hợp điều hoà với quạt gió để giảm tải cho điều hoà.

Không nên tắt máy lạnh hạ kính khi chạy cao tốc vì thực tế điều này sẽ khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với khi sử dụng máy lạnh.

Nên tắt điều hoà khi bắt buộc phải đi qua vùng ngập nước để giảm thiểu các rủi ro gây hại cho hệ thống điều hoà xe.

CÔNG TY TNHH HƯNG ANH KIỆT

0704.142.142

Contact Me on Zalo